QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này qui định giá trị  tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường.
Không áp d ụng quy chuẩn n ày đối với nước thải sinh hoạt thải v ào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung c ư và khu dân c ư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chu ẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải sinh hoạt l à nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con ng ười như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
1.3.2. Nguồn nước tiếp nhận n ước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ , có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.
2. QUY Đ ỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông s ố ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn n ước tiếp nhận n ước thải không v ượt quá giá trị Cmax
được tính toán nh ư sau:
Cmax  = C x K
Trong đó:
  • Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn n ước tiếp nhận, tính bằng miligam tr ên lít nước thải (mg/l);
  • C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2 .
  • K là hệ số tính tới quy mô, loại h ình cơ sở dịch vụ, c ơ sở công cộng v à chung cư quy định tại mục 2.3 .
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong n ước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
2.2. Giá trị C của các thông s ố ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt.
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn n ước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 1.
Bng 1 – Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt

TT Thông s ố Đơn vị
Giá trị C
A
B
1. pH
5 – 9
5 – 9
2. BOD5 (20 0C) mg/l
30
50
3. Tổng   chất   rắn   lơ   lửng(TSS) mg/l
50
100
4. Tổng chất rắn h òa tan mg/l
500
1000
5. Sunfua (tính theo H2S) mg/l
1.0
4.0
6. Amoni  (tính theo N) mg/l
5
10
7. Nitrat (NO 3-)(tính theo N) mg/l
30
50
8. Dầu mỡ động, thực vật mg/l
10
20
9. Tổng  các  chất hoạt động bề mặt mg/l
5
10
10. Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l
6
10
11. Tổng Coliforms MPN/100 ml
3.000
5.000
Trong đó:
– Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
– Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ) .

Incoming search terms:

  • tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt
  • Quy chuẩn nước thải sinh hoạt
  • quy chuẩn về lưu lượng nước thải sinh hoạt
  • tiêu chuẩn thiết kế xử lý nước thải
  • TIÊU CHUẨN XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT LOẠI B
  • nước thải sinh hoạt có được cho vào loại B
  • chất lượng nước thải theo tiêu chuẩn cột A
  • quy chuẩn cod của nước thải sinh hoạt
  • quy chuẩn quy định về xử lý nước thải sinh hoạt
  • quy chuẩn thiết kế hệ thống nước thải

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của nước đối với đời sống sinh hoạt

Nước ion kiềm là gì?